Nghiệm thu cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Huế của NCS. Phạm Thị Phương Lan

Sáng ngày 22/03/2023 Hội đồng khoa học đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế do NCS. Phạm Thị Phương Lan, giảng viên Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Nông Lâm Huế.

 

 

Tên đề tài: Nghiên cứu thay thế nguồn protein bột cá bằng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) đến tăng trưởng, hoạt tính của enzyme tiêu hóa và thành phần hóa học của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)

Mã số: DHH2021-02-149

Thời gian thực hiện: 2 năm (01/2021 – 12/2022)

Kết quả đề tài đã xác định được thời gian thu hoạch ruồi Lính đen tốt nhất là sau 7 ngày nuôi ở nhiệt độ 26 – 33 0C. Ấu trùng được nuôi bằng phụ phẩm đậu nành cho thấy hàm lượng axit linoleic (n-6) và axit α-linolenic (n-3) cao, giàu lysine và methionine nhưng nghèo histidine và leucine hơn so với nuôi bằng bột cá. Kết quả còn cho thấy việc thay thế nguồn protein trong khẩu phấn thức cho cá chẽm bằng 50% protein ấu trùng ruồi lính đen không ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoạt tính men tiêu hóa và chất lượng thịt của cá chẽm.

Sản phẩm khoa học của đề tài bao gồm: 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học Đại học Huế và 02 bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục Scopus (Q3).

Ngoài ra, đề tài còn hỗ trợ đào tạo nghiên cứu sinh thực hiện 01 chuyên đề nghiên cứu và chuyên đề đã được hội đồng thông qua ngày 18 tháng 05 năm 2022.

Bên cạnh đó, đề tài còn là cơ sở để phát triển ý tưởng cho một nghiên cứu tiếp theo do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo, là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến xử lý nguồn chất thải hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho ấu trùng ruồi lính đen – thức ăn cho cá nói chung và cá chẽm nói riêng.

Hội đồng khoa học đã đánh giá và đồng ý nghiệm thu kết quả thực hiện của đề tài.

Bài viết: NTHG, Ảnh: LMT