Giới thiệu bộ môn Nuôi trồng thủy sản

Lịch sử hình thành & quá trình phát triển

Bộ môn Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là tiền thân của Khoa Thuỷ sản ngày nay. Bộ môn được thành lập vào năm 1994 thuộc Khoa Khoa học vật nuôi, trường Đại học Nông Lâm Huế. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh vào ngày 20/01/2005 bộ môn Nuôi trồng thủy sản đã được Nhà trường quyết định tách khỏi khoa Khoa học vật nuôi thành lập nên Khoa Thủy sản với 4 bộ môn chuyên môn gồm có Bộ môn Cơ sở, Bộ môn Ngư Y, Bộ môn Nuôi trồng thủy sản và bộ môn Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản. Hiện bộ môn được biên chế 11 cán bộ – giảng viên cơ hữu. Trong đó, 2 Phó giáo sư, 4 Tiến sĩ được đào tạo bài bản tại các nước tiến tiến trên thế giới (Vương Quốc Bỉ, Nhật Bản và Niu Di-Lân), 2 Nghiên cứu sinh và 3 Thạc sĩ. Đội ngũ được chuẩn hoá, chất lượng cao và người có kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực thuỷ sản ít nhất trong là 10 năm. Trẻ trung, năng động, nắm bắt kỹ thuật hiện đại và xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản trên thế giới.

1. Chức năng

Bộ môn NTTS đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

2. Nhiệm vụ

Đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong xu thế hội nhập.

3. Tầm nhìn

Đến năm 2050, Bộ môn NTTS – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế trở thành nơi đào tạo cán bộ chuyên môn NTTS hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á.

3. Phương châm đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực toàn diện – Gắn với thị trường lao động – Hội nhập quốc tế.

Cán bộ – giảng viên bộ môn Nuôi trồng thủy sản

Đội ngũ cán bộ và giảng viên cơ hữu

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Email

1

TS. Hoàng Nghĩa Mạnh

Trưởng bộ môn, GVC

NTTS

hoangnghiamanh@huaf.edu.vn

2

PGS.TS. Tôn Thất Chất

Giảng viên cao cấp

NTTS

tonthatchat@huaf.edu.vn

3

PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

P. Trưởng khoa, Giảng viên cao cấp

NTTS

nguyenvanhuy@huaf.edu.vn    

4

ThS. Trần Thị Thu Sương

Giảng viên chính

NTTS

tranthithusuong@huaf.edu.vn

5

TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng

Giảng viên chính

NTTS

nguyenthixuanhong@huaf.edu.vn

6

NCS. Phạm Thị Phương Lan

Giảng viên chính

NTTS

phamthiphuonglan@huaf.edu.vn

7

TS. Võ Đức Nghĩa

Giảng viên chính

NTTS

voducnghia@huaf.edu.vn

8

TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

Giảng viên chính

NTTS

nguyenthithuyhang@huaf.edu.vn

9

ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

Giảng viên chính

NTTS

nguyenthithanhthuy@huaf.edu.vn

10

NCS. Trần Nguyên Ngọc

Giảng viên

NTTS

trannguyenngoc@huaf.edu.vn

11

ThS. Lê Minh Tuệ

Nghiên cứu viên

NTTS

leminhtue@huaf.edu.vn

Chương trình & quy mô đào tạo

  • Chương trình đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản bao gồm 157 tín chỉ. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương 41 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 116 tín chỉ (có đề cương chi tiết đã được kiểm định chất lượng giáo dục và đang công bố).

  • Trải qua 19 năm tồn tại và phát triển bộ môn NTTS đã đào tạo được 29 khóa và cung cấp hơn 1900 kỹ sư thủy sản cho thị trường lao động trên cả đất nước và quốc tế, hiện có gần 794 sinh viên (k54 – k57) đang được đào tạo tại trường, số lượng sinh viên tuyển sinh cho khóa 58 là 210 chỉ tiêu.

Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế

Những lĩnh vực nghiên cứu chính của bộ môn

– Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sinh sản nhân tạo các đối tượng thủy sản;

Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, Môi trường nuôi trồng thủy sản;

Thức ăn tự nhiên cho động vật thuỷ sản;

Sản xuất giống và nuôi nuôi các đối tượng thủy sản như: giáp xác, cá (nước ngọt và nước lợ, mặn), động vật thân mềm, rong biển, thủy đặc sản và cá cảnh;

– Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế như: cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus 1766), tôm Rằn 

– Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và các giải pháp thích ứng.

Những nghiên cứu khoa học, dự án nổi bật

  • Để tài:  Nghiên cứu phân lập và nuôi sinh khối một số loài Copepoda phân bố trong ao nuôi thủy sản làm thức ăn cho ấu trùng cá tại Thừa Thiên Huế.

Chủ nhiệm: ThS. Trần Nguyên Ngọc

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/2020/7/B1_thuyet_minh_id_859_NGOC1.doc

  • Dự án: Nghiên cứu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ nguồn nước thải nuôi tôm công nghiệp của một số loài rong biển KURITA_20Pvn016-T41 Using macroalgae as a biological filter to reduce pollution of waste waters sourced from tropical intensive shrimp farms.

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

 https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/2944/page

Đề tài: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên quá trình sinh trưởng của rong câu (Gracilaria tenuistipitata) trong điều kiện nuôi cấy mô.

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/2944/page

  • Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Leo (Wallago attu, Bloch & Schneider, 1801) phù hợp tại tỉnh Quảng Trị.

Chủ nhiệm: TS. Võ Đức Nghĩa.

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/1027/page/1

  • Đề tài: Nghiên cứu sản xuất giống và ương nuôi cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) tại Thừa Thiên Huế.

Chủ nhiệm: TS. Võ Đức Nghĩa.

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/1027/page/1

  • Đề tài: Ảnh hưởng của synbiotic (vi khuẩn lactic và fructooligosaccharide) lên sự sinh trưởng, miễn dịch và khả năng kháng Vibrio của tôm thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei).

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng.  

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/1022

  • Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, cường độ, chu kỳ chiếu sáng đến sinh trưởng và hàm lượng lipid của vi tảo Nannochloropsis oculata.

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy.

  • Đề tài: Nghiên cứu thay thế nguồn protein bột cá bằng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) đến tăng trưởng, hoạt tính của enzyme tiêu hóa và thành phần hóa học của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790).

Chủ nhiệm: ThS. Phạm Thị Phương Lan. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/1023/page/1

  • Đề tài: Thử nghiệm nuôi nhộng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống tại Thừa Thiên Huế.

Chủ nhiệm: ThS. Phạm Thị Phương Lan. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/1023/page/1.

  • Đề tại cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm Tôm Rằn (Penaeus semisulcatus de Haan, 1850) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ nhiệm: PGS. TS. Tôn Thất Chất

  • Đề tài cấp bộ: Nghiên cứu giải pháp lưu giữ qua đông một số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ giống cho vụ nuôi sớm sau lũ ở vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai tỉnh Thừa  Thiên Huế.

Chủ nhiệm: PGS. TS. Tôn Thất Chất và cs., 2024. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/169/page/1.

  • Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu đánh giá và đề xuất công nghệ nuôi hàu “thân thiện môi trường” tại đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ nhiệm: PGS. TS. Tôn Thất Chất và cs., 2024. https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/169/page/1.

  • Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá Dìa (Siganus gustatus) với một số loại thức khác nhau ở vùng đầm phá Tam Giang- TT.Huế

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

Mã số: B2007-DHH02-18

  • Đề tài cấp DHH: Thử nghiệm sản xuất giống cá Bống bớp (Bostrichthys sinensis, Lacepède, 1801) ở Thừa Thiên Huế

Mã đề tài: DHH2018-02-104

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

  • Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus 1766) ở khu vực đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Mã số: DP-DTTTH.2018-KC.02

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/1026/page/1

  • Dự án cấp Nhà nước: Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm nguồn gen cá Nâu (Scatophagus argus)

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy

Mã số: NVQG-2023/DA.01

https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/topic/index/user/1026/page/1

Cơ hội việc làm

Hàng năm, có rất nhiều tập đoàn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Khoa Thủy Sản tuyển dụng sinh viên vào làm việc. Tỷ lệ sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản có việc làm khi vừa mới ra trường đạt > 90%. Mức lương của sinh viên Khoa Thủy Sản trung bình 15 – 20 triệu/ tháng.

CÔNG TY C.P. VIỆT NAM

C.P. Việt Nam là đối tác quan trọng của Khoa trong nhiều năm qua. Trong công ty có nhiều cựu sinh viên của Khoa đang giữ chức vụ chủ chốt. 

Nhu cầu: 300 người/năm

CÔNG TY TNHH GROBEST VIỆT NAM

Với sứ mệnh cung cấp nguồn dinh dưỡng cao cấp cho thủy sản khỏe mạnh và mau lớn để cùng mang nguồn thực phẩm chất lượng cho toàn thế giới. Grobest là nơi đào tạo huyên gia thức ăn tôm và thủy sản cao cấp hàng đầu thế giới

Nhu cầu: 25 người/năm

CÔNG TY UNI-PRESIDENT VIỆT NAM

Trải qua hàng chục năm hoạt động, Công ty vẫn luôn duy trì sứ mệnh kinh doanh là: “3 tốt 1 hợp lý”, “Thành thật cần cù”, “sáng tạo cầu tiến”. Uni-president là một trong những đối tác quan trọng của Khoa trong tuyển dụng. Hiện nay, nhiều cựu sinh viên của Khoa đang giữ chức vụ quan trọng trong công ty.

Nhu cầu: 15 người/năm

CÔNG TY TNHH CÁ GIỐNG TRƯỜNG PHÁT

Là doanh nghiệp tiên phong và dẫn đầu trong ngành sản xuất giống cá biển, với diện tích sản xuất hơn 100.000 m2. Đây cũng là doanh nghiệp do cựu sinh viên của khoa làm chủ.

Nhu cầu: 20-30 người/năm

Cựu sinh viên ngành NTTS tiêu biểu

Bộ môn NTTS