Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ

NƠI LÝ TƯỞNG CHO NHỮNG SINH VIÊN ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ thủy sản (CRASTIF) chính thức đi vào hoạt động vào ngày 13/7/2020 sau khi được bàn giao từ Viện Nghiên cứu Phát triển, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Hiện nay, Trung tâm CRASTIF trực thuộc sự quản lý trực tiếp của khoa Thủy sản với chức năng, nhiệm vụ chính phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ Khoa Thủy sản và của Nhà trường.

Chỉ mất 20 phút di chuyển bằng xe máy từ trung tâm Thành phố Huế đã có thể đến được Trung tâm nằm cạnh bãi biển Thuận An xinh đẹp. Với diện tích hơn 5ha, Trung tâm được đầu tư trang bị hệ thống ao nuôi, bể nuôi, phòng thí nghiệm, kí túc xá sinh viên và các công trình chức năng khác đáp ứng hầu hết nhu cầu nghiên cứu khoa học và học tập của sinh viên và giáo viên. Trung tâm đã tiếp nhận và đào tạo hàng trăm lượt sinh viên thuộc các ngành Nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thuỷ sản, quản lý thuỷ sản đến thực hành, thao tác nghề và thực tế nghề.

Hàng năm, Trung tâm đã đón tiếp nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đến tham quan, chia sẻ học thuật, hợp tác nghiên cứu. Những buổi chia sẻ học thuật của các nhà khoa học cho phép sinh viên tham dự đã trở thành những trải nghiệm quý giá và để lại những ấn tượng khó quên cho nhiều thế hệ sinh viên.

Với phương châm hết lòng phục vụ sinh viên, hết lòng vì khoa học, Trung tâm luôn chào đón những sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu và các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành đào tạo của khoa thuỷ sản, trường Đại học Nông Lâm.

Cơ cấu tổ chức

Nhân sự hiện có của Trung tâm gồm 4 viên chức và 1 hợp đồng lao động ngắn hạn được chia thành 2 bộ phận. Đứng đầu là giám đốc điều hành chung về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất. Hỗ trợ cho giám đốc gồm 02 phụ trách của 02 bộ phận:

  • Bộ phận hành chính và sản xuất dịch vụ gồm có: 01 Phụ trách là nghiên cứu viên, 01 lái xe. Bộ phận này giúp giám đốc quản lý về mặt hành chính, tài chính, cơ sở vật chất, sản xuất, dịch vụ, đoàn thể.
  • Bộ phận đào tạo & nghiên cứu khoa học gồm có: 01 Phụ trách là giảng viên, 01 nghiên cứu viên. Bộ phận này giúp giám đốc về mặt đào tạo sinh viên, quản lí đề tài nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên triển khai tại trung tâm

Chức năng

  • Đào tạo kỹ năng thực hành, sản xuất giống và nuôi thủy sản nước mặn, lợ cho sinh viên Khoa Thủy sản theo khung chương trình đào tạo của khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản.
  • Cung cấp các dịch vụ tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ và các sản phẩm thủy sản (con giống, chế phẩm sinh học và các loại sản phẩm khác).

Cơ sở vật chất

  • Hệ thống nhà xưởng > 1000 m2 phục vụ nghiên cứu, sản xuất con giống nước lợ mặn
    Hệ thống 13 ao nuôi thương phẩm lót bạt kích cỡ từ 500 đến 1000 m2 phục vụ nghiên cứu, ương dưỡng và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản mặn lợ
  • Hệ thống 10 bể coposite với thể tích 50 m3/bể phục vụ nghiên cứu, ương dưỡng con giống
  • Hệ thống phòng thí nghiệm đa chức năng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Danh sách cán bộ

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Email

1

Nguyễn Anh Tuấn

Giám đốc

Nuôi trồng thủy sản

nguyenanhtuan@huaf.edu.vn

2

Nguyễn Đức Thành

Giảng viên

Nuôi trồng thủy sản

nguyenducthanh@huaf.edu.vn

3

Nguyễn Khoa Huy Sơn

Nghiên cứu viên

Nuôi trồng thủy sản

nguyenkhoahuyson@huaf.edu.vn

4

Huỳnh Văn Vì

Nghiên cứu viên

Nuôi trồng thủy sản

huynhvanvi@huaf.edu.vn

Các đề tài, dự án, hoạt động chuyển giao KHCN đã và đang thực hiện

  1. Dự án sản xuất thử nghiệm cá Ong bầu thuộc cấp Tỉnh (2022)
  2. Dự án sản xuất cá Dìa thuộc cấp Nhà nước (2023)
  3. Dự án sản xuất cá Nâu thuộc cấp Nhà nước (2024)