Thông tin tuyển sinh khoa Thủy sản năm 2016

Tên Khoa: Khoa Thuỷ sản

Tên tiếng Anh: Faculty of Fisheries

Tên ngành/ chuyên ngành:

– Nuôi trồng thuỷ sản (Nuôi trồng thuỷ sản/ Ngư Y): Khối thi A,B

– Quản lý nguồn lợi thuỷ sản: Khối Thi A, B

– Bệnh học thủy sản: Khối thi A, B

Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của năm 2016:

– Nuôi trồng thuỷ sản (Nuôi trồng thuỷ sản/ Ngư Y): 250

– Quản lý nguồn lợi thuỷ sản: 50

– Bệnh học thủy sản: 50

Cơ hội việc làm:

– Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia làm việc ở các cơ quan nhà nước về quản lý Nuôi trồng thuỷ sản và nguồn lợi thuỷ sản từ cấp Trung Ương đến địa phương như Tổng cục thuỷ sản, Cục thuỷ sản, Cục quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản, các Vụ, Viện Nghiên cứu thuỷ sản thuộc Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Các phòng ban chức năng thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch đầu tư, các phòng ban của các huyện trực thuộc tỉnh.

– Tham gia vào đội ngũ công chức phường xã.

– Làm việc tại các công ty nhà nước, liên doanh, nước ngoài về Nuôi trồng thuỷ sản, thức ăn thuốc thú y thuỷ sản.

– Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các dự án về quản lý nuôi trồng và nguồn lợi thuỷ sản, chuyển giao kỹ thuật- công nghệ trong

và ngoài nước.

– Được tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ tại các trường Đại học trong và ngoài nước.

Đối với ngành Bệnh học thủy sản:

– Cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực Bệnh thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan quản lý thú y thủy sản từ cấp Bộ, tỉnh, huyện và cấp xã: Sở, Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương, Sở kế hoạch đầu tư, Sở khoa học và công nghệ, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Chi cục thú y ở các địa phương, các trại giống địa phương, các trung tâm khuyến nông…).

-Doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Bệnh học thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản.

– Cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành Bệnh hoc thủy sản. Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài.

– Chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý Bệnh học thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

BAN CHỦ NHIỆM KHOA THỦY SẢN