Seminar về Thông tin dự án công nghệ AI với rừng ngập mặn và cacbon xanh tại Việt Nam (AIMVIE)

Ngày 05/9/2013 đã diễn ra buổi sinh hoạt học thuật về Thông tin dự án công nghệ AI với rừng ngập mặn và cacbon xanh tại Việt Nam (AIMVIE) do TS. Quân Lê đến từ ĐH Dublin, Ireland chủ trì.

Giới thiệu về dự án

Tỷ lệ cô lập (bẫy, giữ) carbon của rừng ngập mặn gấp khoảng năm lần so với rừng trên cạn. Vì vậy, công tác bảo tồn rừng ngập mặn là rất quan trọng trong giải quyết sự thay đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu. Với hơn 138 nghìn ha rừng ngập mặn, Việt nam có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn rừng ngập mặn trên thế giới. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã mất 38% rừng ngập mặn do xói mòn ven biển, thay đổi sử dụng đất và nhiều lý do khác.

Với tư cách là một dự án mở đường, các nghiên cứu của AIMVIE giúp:

  • Đảo ngược tình trạng mất rừng ngập mặn ở Việt Nam bằng cách lập bản đồ chính xác rừng ngập mặn ở độ phân giải cao (độ phân giải đến < 10 m)
  • Đánh giá toàn diện khả năng lưu trữ carbon của rừng ngập mặn
  • Cung cấp một hệ thống giám sát rừng ngập mặn gần thời gian thực hỗ trợ quản lý và phục hồi rừng ngập mặn.

Phương pháp của dự án dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu đa chiều hiện đại giúp chuyển đổi dữ liệu quan sát Trái đất (bao gồm cả dữ liệu được chụp bởi vệ tinh và UAV (máy bay không người lái) thành thông tin hữu ích giúp chuyển hóa dữ liệu thành hành động bảo tồn rừng ngập mặn ở quy mô toàn Việt Nam.

Đại diện phía UCD và dự án AIMVIE

Tiến sĩ Quân Lê

– Email: quan.le@ucd.ie

– LinkedIN: https://www.linkedin.com/in/quan-le-291a4a141/

TS Quân Lê là nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại CeADAR, UCD. Anh có bằng Tiến sĩ về học máy cho tin sinh học từ UCD với nhiều kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và tiến hành các dự án phân tích dữ liệu cho các đối tác công nghiệp của CeADAR.

TS Quân Lê đã lãnh đạo kỹ thuật và quản lý nhiều gói công việc trong dự án AI Ready Earth Observation Training Dataset (AIREO) – một dự án hợp tác nghiên cứu giữa Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), CEADAR và Trung tâm điện toán hiệu năng cao Ireland (ICHEC). Hiện tại, TS Quân là chủ trì của dự án AI Solutions for Mangrove Blue Carbon tại Việt nam (AIMVIE) được tài trợ bởi SFI và Bộ Ngoại giao Ireland.

Buổi seminar có 4 bài trình bày từ TS. Quân Lê – đại diện dự án và các nhà nghiên cứu từ Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Huế:

  1. TS. Quân Lê “Giới thiệu chương trình AIMVIE, tiềm năng bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam và cơ hội hợp tác”
  2. Th.S Trần Thị Thúy Hằng “Đặc điểm thành phần loài và phân bố rừng ngập mặn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định”
  3. TS. Hồ Thị Thu Hoài “Đặc điểm thành phần loài và phân bố rừng ngập mặn xung quanh vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”
  4. TS. Hà Nam Thắng “Biến động phân bố không gian và các bon xanh rừng ngập mặn từ hướng tiếp cận sử dụng AI và ảnh vệ tinh”

Đưa tin: NTHG, Nguồn: tổ IT