Chuẩn đầu ra ngành bệnh học Thủy sản

YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Ngành: Bệnh học thủy sản, Mã ngành: 52620302

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ đại học ngành Bệnh học thủy sản phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

1. Kiến thức

Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; nắm vững kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực bệnh học thủy sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến ngành nuôi trồng thủy sản.

Nhận biết, phân loại được một số đối tượng nuôi thủy sản chính, động vật đáy, động vật phù du và thực vật phù du có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng được những kiến thức này trong sản xuất giống và nuôi các loài động vật thủy sản, quản lý sức khỏe và chẩn đoán nhanh bệnh ở động vật thủy sản.

            Vận dụng được những kiến thức về bệnh học thủy sản để nhận diện được quy luật phát sinh, phát triển của một số bệnh thủy sản phổ biến. Thực hiện được các phương pháp chẩn đoán bệnh lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Phân tích và áp dụng được phương pháp sử dụng thuốc trong phòng và trị bệnh thủy sản.

Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành.

            Có trình độ Anh văn B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

2. Kỹ năng

Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành bệnh học thủy sản trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.

Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành bệnh học thủy sản; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động về bệnh học thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản. Có kỹ năng về tổ chức quản lý điều hành hoạt động quản lý và phòng trừ dịch bệnh thủy sản.

Kỹ năng giao tiếp xã hội, thuyết trình trước đám đông và làm việc nhóm.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới về quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và thế giới.

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ bệnh học thủy sản; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực và chuẩn đầu ra của ngành Bệnh học thủy sản

Năng lực

Chuẩn đầu ra

Năng lực chung
Ngoại ngữ – Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trong lĩnh vực chuyên môn (Có bằng B1 hoặc IELTS: 4.5, Toefl: 450)
Tin học – Áp dụng các kiến thức về công nghệ thông tin trong việc phân tích số liệu, trình bày, xử lý văn bản, vẻ và thiết kế (Có bằng B).
Khuyến nông-Khuyến ngư – Lập kế hoạch và thực hiện công tác khuyến ngư (lập kế hoạch, tổ chức tập huấn, hội nghị đầu bờ…) trong lĩnh vực bệnh thuỷ sản và chẩn đoán và phòng trị bệnh trên động vật thủy sản.

– Thiết kế và xây dựng các mô hình mới về nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả trong phòng trị bệnh thủy sản.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động – Lập được kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm, tập thể
Giao tiếp và quan hệ công chúng Sử dụng các phương pháp và nghệ thuật trong quá trình giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc
Làm việc độc lập và làm việc nhóm – Chủ động và tự tin trong nghiên cứu và trong các hoạt động chuyên môn. Quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả.
Hiểu biết vấn đề xã hội Hiểu biết đạo đức, văn hoá, phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục, các vấn đề về đạo đức xã hội và ứng xử phù hợp trong từng tình huống trong công việc.
Ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp – Ý trức trách nhiệm với công việc, với bản thân và tập thể. Chịu khó học hỏi, cần cù nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến.
Thực hiện đúng chính sách, quy định của Nhà nước Nắm vững và vận dụng các chính sách, quy định của Nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn
Năng lực chuyên ngành
Áp dụng các công nghệ vi sinh trong hoạt động nuôi trồng và quả lý dịch bệnh thủy sản

 

Phân tích, tổng hợp, nhận định và đưa ra các giải pháp cải tiến về quy trình, công nghệ, kỹ thuật nuôi dựa trên vận dụng những lợi ích từ vi sinh vật.
Hiểu được những mối nguy hiện diện trong sản phẩm thủy sản có thể gây nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng Dự báo những nguy cơ có thể xảy ra đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm thủy sản, từ đó đưa ra được những giải pháp phòng ngừa, khắc phục theo quy chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế áp dụng vào thực tiễn sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thủy sản.
Xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống nuôi với sức khỏe của đối tượng nuôi Phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp áp dụng vào thực tiễn quá trình nuôi để kiểm soát được các mối nguy có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của động vật thủy sản.
Thực hiện quy trình thu mẫu, chẩn đoán và giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. – Phân tích, tổng hợp, nhận định và đưa ra các giải pháp để phòng bệnh và các phác đồ để điều trị bệnh trên các đối tượng thủy sản.

– Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để xác định yếu tố liên quan của bệnh, giám sát dịch bệnh từ đó có thể có những kết luận về tình hình dịch bệnh trong quần thể và góp phần vào việc xác định nguyên nhân bệnh và đề ra phương án phòng, các biện pháp dập dịch nhằm giảm thiểu sự lây lan của nguồn bệnh.

Hiểu được những mối nguy do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, phi sinh vật và địch hại gây ra trên các đối tượng thủy sản. Dự báo những nguy cơ có thể xảy ra từ virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, phi sinh vật và địch hại đối với động vật thủy sản, phân loại được các loại bệnh khác nhau do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, phi sinh vật và địch hại trên đông vật thủy sản,  từ đó đưa ra các giải pháp để phòng bệnh và các phác đồ để điều trị bệnh do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, phi sinh vật và địch hại trên các đối tượng thủy sản
Thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế theo hướng quản lý dịch bệnh, quản lý chất lượng giống thủy sản trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Hiểu rõ được các công nghệ NTTS mới nhất đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản.

 

– Hiểu rõ hệ thống, hệ thống sản xuất, hệ thống nuôi trồng thủy sản và khả năng quản lý các yếu tố trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Tư vấn cho  người dân và các hộ nuôi hoạt động nuôi trồng thủy sản các công nghệ phù hợp để áp dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể

– Xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ-mặn theo hướng quản lý dịch bệnh trên đối tượng nuôi

– Biết cách chọn giống, quản lý và chăm sóc sức khỏe con giống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiểu rõ đặc điểm hệ miễn dịch của động vật thủy sản, đặc điểm dược lý của các loại thuốc đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nắm được pháp luật về thú y thủy sản – Hiểu rõ đặc điểm miễn dịch học của từng loại đối tượng nuôi trồng thủy sản để đưa ra được các phương pháp chẩn đoán và sử dụng thuốc phù hợp  trên các đối tượng thủy sản trong từng hoàn cảnh nhất định.

– Phân loại và hiểu rõ đặc điểm dược lý của các loại thuốc đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kê đơn thuốc để phòng và trị bệnh trên các đối tượng thủy sản trong từng điều kiện nhất định.

– Tư vấn cho người dân và các hộ nuôi trồng thủy sản hoạt động đúng luật và sử dụng thuốc đúng quy định của Nhà nước

Hiểu rõ đặc điểm hình thái giải phẫu động vật thủy sản và biến đổi mô bệnh học thủy sản – Biết cách nhận biết đặc điểm phân loại, hình thái giải phẫu động vật thủy sản.

– Dựa trên việc nắm bắt và hiểu rõ đặc điểm mô học và mô bệnh học của các đối tượng thủy sản, người học có thể sử dụng phương pháp mô bệnh học để chẩn đoán được các bệnh trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp để áp dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Nắm bắt và hiểu được đặc điểm di truyền và chọn giống ĐVTS. Hiểu rõ cấu tạo và cơ chế hoạt động của các cơ quan nội tiết sinh sản ở đối tượng thủy sản – Hiểu được đặc điểm sinh sản của ĐVTS, chọn được các đàn giống tốt để đưa vào nuôi

– Ứng dụng việc điều hòa nội tiết sinh sản vào các hoạt động hỗ trợ kích thích sinh sản tự nhiên và nhân tạo trên các đối tượng thủy sản khác nhau.

Bộ môn Bệnh học Thủy sản