Giới thiệu bộ môn Cơ sở và Quản lý Thủy sản

Cán bộ – giảng viên bộ môn Cơ sở và Quản lý Thủy sản

Lịch sử hình thành & quá trình phát triển

Bộ môn Cơ sở và Quản lý Thuỷ sản là 1 trong 3 bộ môn trực thuộc Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Bộ môn được thành lập ngày 24 tháng 4 năm 2020 theo quyết định số 207/QĐ-ĐHNL trên cơ sở kết hợp của 2 bộ môn là bộ môn Cơ sở Thủy sản và bộ môn Quản lý Thủy sản. Ngành Quản lý Thủy sản (tiền thân là ngành Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản) đã bắt đầu đào tạo từ năm 2009. Sự thành lập bộ môn Cơ sở và Quản lý Thuỷ sản ghi nhận sự phát triển mạnh của Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, đồng thời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa loại hình đào tạo, tăng quy mô đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm và Đại học Huế.

Chức năng nhiệm vụ của Bộ môn

– Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những môn học được giao trong chương trình đào tạo ngành Quản lý Thủy sản, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

– Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học; tổ chức biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học được trưởng khoa, hiệu trưởng giao;

– Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy; tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường;

– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa;

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn;

– Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và trường theo yêu cầu của hội đồng trường, hiệu trưởng, trưởng khoa.

– Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị của bộ môn.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng và trưởng khoa giao.

Sứ mạng của Bộ môn

Sứ mạng Bộ môn Cơ sở và Quản lý Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực về Quản lý Thủy sản chất lượng cao, sản phẩm khoa học – công nghệ Thủy sản tiên tiến, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản cho cả nước theo hướng hội nhập và phát triển.

Tầm nhìn của Bộ môn

Đến năm 2030, Bộ môn Cơ sở và Quản lý Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là Bộ môn theo định hướng nghiên cứu, là một trong những Bộ môn đi đầu về lĩnh vực Quản lý Thủy sản của cả nước.

Phương châm đào tạo của Bộ môn

Phát triển toàn diện – Gắn với thị trường lao động – Hội nhập quốc tế

Đội ngũ cán bộ và giảng viên cơ hữu

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Email

1

Trương Văn Đàn

TS, GVC, Trưởng Bộ môn

Nuôi trồng thủy sản

truongvandan@huaf.edu.vn

2

Mạc Như Bình

PGS.TS, GVCC, Phó trưởng khoa

Khoa học môi trường

macnhubinh@huaf.edu.vn

3

Lê Văn Dân

PGS.TS, GVCC

Nuôi trồng thủy sản

ledan@huaf.edu.vn

4

Võ Điều

TS, GVC, Chủ tịch công đoàn khoa, Trưởng ban thanh tra nhân dân

Nuôi trồng thủy sản

vodieu@huaf.edu.vn

5

Nguyễn Văn Huệ

ThS, GV, Tổ trưởng tổ công đoàn bộ môn

Sinh học

nguyenvanhue@huaf.edu.vn

6

Hồ Thị Thu Hoài

TS,

GV, Trợ lý khoa học của khoa

Sinh học ứng dụng

hothithuhoai@huaf.edu.vn

7

Ngô Thị Hương Giang

ThS, GVC

Nuôi trồng thủy sản

ngothihuonggiang@huaf.edu.vn

8

Hà Nam Thắng

TS, GV, Tổ trưởng tổ IT khoa

Khoa học Môi trường và Khoa học Trái Đất

hanamthang@huaf.edu.vn

9

Nguyễn Tử Minh

TS, GV

Khoa học vật nuôi và nuôi trồng thủy sản

nguyentuminh@huaf.edu.vn

10

Trần Thị Thúy Hằng

ThS, GVC, Bí thư liên chi đoàn

Nuôi trồng thuỷ sản

tranthithuyhang78@huaf.edu.vn

11

Kiều Thị Huyền

TS, GVC

Nuôi trồng thủy sản

kieuthihuyen@huaf.edu.vn

12

Lê Thị Thu An

ThS, NCV

Nuôi trồng thủy sản

lethithuan@huaf.edu.vn

13

Hà Thị Huệ

KS, CV, Trợ lý giáo vụ khoa

Chăn nuôi

hathihue@huaf.edu.vn

Chương trình & quy mô đào tạo

Ngành Quản lý Thủy sản đào tạo hệ kỹ sư với 157 tín chỉ, thời gian đào tạo từ 4-4,5 năm. Sinh viên được trang bị các kiến thức đại cương và chuyên ngành về Quản lý Nuôi trồng Thủy sản, Quản lý Khai thác Thủy sản, Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thuỷ sản, Quản lý sản phẩm thủy sản và Quản lý Nhà nước về lĩnh vực thủy sản.

https://ts.huaf.edu.vn/2021/06/11/chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-nganh-quan-ly-thuy-san/

Số lượng sinh viên các khóa (ngành Quản lý Môi trường và Nguồn lợi Thủy sản (K43-45), ngành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản (K46-51), ngành Quản lý Thủy sản (K52-57)).

Khóa

Số lượng sinh viên

Khóa

Số lượng sinh viên

43 (2009-2013)

45

50 (2016-2020)

22

44 (2010-2014)

39

51 (2017-2021)

8

45 (2011-2015)

51

52 (2018-2022)

13

46 (2012-2016)

25

54 (2020-2024)

8

47 (2013-2017)

37

55 (2021-2025)

30

48 (2014-2018)

20

56 (2022-2026)

35

49 (2015-2019)

38

57 (2023-2027)

22

Dự kiến khóa 58 (2024-2028) tuyển sinh 80 chỉ tiêu

Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế

Những lĩnh vực nghiên cứu chính của bộ môn

– Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản.

– Công nghệ sản xuất giống và nuôi thủy sản.

– Đa dạng sinh học thủy sinh vật.

– Kinh tế, quản lý tài nguyên và biến đổi khí hậu.

– Công nghệ sinh học, sinh lý, sinh hóa tảo, hóa sinh, vi sinh môi trường.

– Đánh giá chất lượng nước thủy sản.

– GIS, viễn thám quản lý tài nguyên thiên nhiên, chất lượng nước, bảo tồn, dịch vụ hệ sinh thái.

– Hệ thống nuôi trồng thủy sản

– Quản lý nguồn lợi và hậu cần nghề cá

Những nghiên cứu khoa học, dự án nổi bật

Công trình nổi bật

TT

Tên công trình

Nơi công bố

Năm công bố

1

Long-term water level dynamics in the Red River basin in response to anthropogenic activities and climate change

Science of the Total Environment (https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2023.168985)

2024

2

Effects of Iodine Treatment on the Development of Eggs and Larvae of Rabbitfish (Siganus guttatus Bloch, 1787)

Jurnal Ilmiah Perikanan dan Kelautan

2024

3

Fermented calcium butyrate supplementation in post-peak laying hens improved ovarian function and tibia quality through the “gut-bone” axis

Animal Nutrition

2024

4

Integrated mariculture of co-cultured whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei) and grey mullet (Mugil cephalus) in sequence with red tilapia (Oreochromis spp.) in a closed biofloc-based system

Aquaculture

2023

5

Advances in Earth observation and machine learning for quantifying blue carbon

Earth-Science Reviews (https://doi.org/10.1016/j.earscirev.2023.104501)

2023

6

Total organic carbon estimation in seagrass beds in Tauranga Harbour, New Zealand using multi-sensors imagery and Grey Wolf Optimization

Geocarto International (https://doi.org/10.1080/10106049.2022.2160832)

2023

7

Superpixel for seagrass mapping: a novel method using PlanetScope imagery and machine learning in Tauranga Harbour, New Zealand

Environmental Earth Science

2023

8

The Right Time to Add A Commercial Feed for Rabbitfish (Siganus Guttatus) from 10 to 25 Days of Age

Journal of Aquaculture & Livestock Production

2023

9

Determining the Effect of Different Ecological Conditions on the Maturation of Rabbitfish (Siganus guttatus)

Journal of Aquaculture & Livestock Production

2023

10

Application of high-performance liquid chromatography technology to determine some biological components in natural Eel collection in Thua Thien hue, Vietnam

3rd Edition of World Aquaculture and Fisheries Conference

2023

11

Eel (Anguilla marmorata), gene diversity, and new marine and freshwater bodies discoveries

Các báo cáo Khoa học tại Hội nghị quốc gia và quốc tế

2023

12

Some biological components in natural marbled eel in Thua Thien Hue, Vietnam

Journal of Applied Animal Research

2023

13

General diversity of marbled eel (Anguilla marmorata) population in central of Vietnam, based on 16S rRNA sequences by barcode DNA

Research Journal of Biotechnology

2023

14

Antibacterial and antioxidant activities of the extracts from marine snail Hemifusus colosseus (Lamarck, 1816)

AACL Bioflux

2022

15

Seasonal and vertical dynamics of nutrient and chlorophyll-a in the monomictic Lake Biwa

AACL Bioflux

2022

16

Genetic diversity of spotted scat (Scatophagus argus) in Vietnam based on COI genes

Fisheries and Aquatic Sciences

2022

17

Random forest and nature-inspired algorithms for mapping groundwater nitrate concentration in a coastal multi-layer aquifer system

Journal of Cleaner Production (https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2022.130900)

2022

18

Hiện trạng phân bố của cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) tại Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp

2022

19

Morphological characteristics and population structure of Marbled Eel (Anguilla marmorata) in Thua Thien Hue, Vietnam

Journal of Applied Animal Research

2022

20

Effect of dietary lysine level on the growth performance of orange-spotted rabbitfish (Siganus guttatus) fingerlings

Israeli Journal of Aquaculture – Bamidgeh (0792-156X)

2022

21

The effectiveness of light emitting diode (LED) lamps in the offshore purse seine fishery in Vietnam

Aquaculture and Fisheries (2096-1758, E-ISSN: 2468-550X)

2022

22

Lysine requirement of the spotted scat Scatophagus argus (Linaeus, 1766)

Israeli Journal of Aquaculture – Bamidgeh (0792-156X)

2021

23

The use of radar and optical satellite imagery combined with advanced machine learning and metaheuristic optimization techniques to detect and quantify above ground biomass of intertidal seagrass in a New Zealand estuary

International Journal of Remote Sensing (https://doi.org/10.1080/01431161.2021.1899335)

2021

24

Genetic diversity eel anguilla marmorata by rapd in Thua Thien Hue Province, Vietnam

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kỹ thuật và Công nghệ

2021

25

A comparative assessment of ensemble-based machine learning and maximum likelihood methods for mapping seagrass using Sentinel – 2 imagery in Tauranga Harbour, New Zealand

Remote Sensing (https://doi.org/10.3390/rs12030355)

2020

26

Using DNA barcodes based on mitochondrial COI and 16S rRNA genes to identify Anguilla eels in Thua Thien Hue province, Vietnam

Genetics and Molecular Research

2020

27

Nutritional composition and lipid content of skin and muscle of wild giant mottle eel anguilla marmorata in Thua Thien Hue, Vietnam

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên/Hue University Journal of Science: Natural Science

2020

28

Can Insect-Based Diets Affect Zebrafish (Danio rerio) Reproduction? A Multidisciplinary Study

Zebrafish

2020

29

Phylogenetic analysis of Anguilla marmorata population in Thua Thien Hue, Vietnam based on the cytochrome C oxidase I (COI) gene fragments

AMB Express

2020

30

Characterization of giant mottled eel (Anguilla marmorata) gastrointestinal tract that origin from Thua Thien Hue, Vietnam.

Journal of Fisheries and Aquatic Science

2019

Đề tài nổi bật

  1. Đánh giá biến động các hệ sinh thái blue carbon khu vực miền Trung Việt Nam (2022 – 2025). Thuộc chương trình: Chương trình hợp tác nghiên cứu quan sát Trái Đất (EO – RA3) giữa Trường Đại học Nông Lâm và cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

  2. Phát triển giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) trong bảo tồn rừng ngập mặn Việt Nam (2023 – 2025). Thuộc chương trình: Quỹ Khoa học Ireland (SFI)

  3. Ứng dụng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu xói lở sông Hàm Luông: hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và giải pháp (2023 – 2025). Thuộc chương trình: Đề tài cấp Bộ

  4. Nghiên cứu phân vùng khô hạn và đề xuất các giải pháp phòng, chống, thích ứng với hạn han trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (2022 – 2024). Thuộc chương trình: Đề tài cấp tỉnh

  5. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố và ước tính sinh khối các thảm cỏ biển sử dụng nguồn ảnh viễn thám và thuật toán máy học (machine learning) tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (2022 – 2024). Thuộc chương trình: Đề tài cấp ĐH Huế

  6. Ứng dụng kỹ thuật Barcode trong nghiên cứu đa dạng di truyền cá Chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) ở Thừa Thiên Huế. Đề tại cấp cơ sở Đại học Huế. 2019- 2020

  7. Nghiên cứu khai thác nguồn dược chất từ nhớt cá Chình hoa (Anguilla marmorata) làm nguyên liệu phát triển các sản phẩm mỹ phẩm. Đề tài hợp tác doanh nghiệp, nghiên cứu sau tiến sĩ. 2023 – 2024.

  8. Ứng dụng công nghệ sinh để sản xuất một số chế phẩm bổ sung vào thức ăn thủy sản. Đề tài cấp Nhà nước. 2023 – 2025.

  9. Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý bùn thải của ao nuôi tôm chân trắng công nghiệp tại Thừa Thiên Huế bằng công nghệ biogas có bổ sung các chủng vi sinh vật có trong chất thải. Đề tài cấp Bộ. 2020 – 2021.

  10. Nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ tại tỉnh Quảng Trị. Đề tài cấp Đại học Huế. 2019 – 2020.

Hợp tác quốc tế

  1. Chương trình hợp tác quan sát Trái Đất với cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (giai đoạn 2022 – 2025).

  2. Chương trình hợp tác với Đại học Dublin (Ireland) trong quan trắc và bảo tồn rừng ngập mặn Việt Nam (giai đoạn 2023 – 2025).

  3. Chương trình hợp tác với Đại học Mahatma Phule Krishi Vidyapeeth (India) về ứng dụng viễn thám và AI trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Cơ hội việc làm & cựu sinh viên tiêu biểu

Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

– Các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với chuyên ngành: Các cơ quan quản lý ngành thủy sản như Bộ NN&PTNT; Tổng cục Thủy sản; Cục kiểm ngư; Vụ khai thác và BVNLTS; Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Chi cục Biển đảo, Ban quản lý cảng cá, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố; Phòng NN&PTNT huyện thị, UBND các phường xã.

– Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành: Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về thủy sản như các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp về thủy sản; Viện nghiên cứu thủy sản; Tổ chức bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh, thành phố.

– Các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến lĩnh vực: Quản lý thị trường giống, thức ăn, thuốc và chế phẩm sinh học thủy sản, kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản cho các doanh nghiệp thủy sản trong nước và nước ngoài; tham gia các dự án thủy sản trong nước và quốc tế của các tổ chức phi chính phủ liên quan đến chuyên ngành Quản lý Thủy sản.

Cựu sinh viên tiêu biểu

– Nguyễn Đức Phú – Lớp Quản lý Môi trường và NLTS K44 – Trưởng khu vực (SM) Farm nuôi thương phẩm Huế 3 – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

– Nguyễn Minh Đức – Lớp Quản lý Môi trường và NLTS K44 – Trưởng khu vực (SM) Farm nuôi thương phẩm Huế 2 – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

– Cái Văn Duẩn – Lớp Quản lý Môi trường và NLTS K45 – Tổ trưởng – Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long

– Mai Quốc Tuấn – Khóa 45 – Trưởng khu vực mảng cám cá Long Thăng miền Bắc – Công ty TNHH quốc tế Long Thăng.

– Nguyễn Đắc Hạnh – Khóa 47 – Trưởng khu vực (SM) Bình Đại – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

Bộ môn CS& QLTS