Chương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản bậc đại học nhằm đào tạo kỹ sư Quảnlý thủy sản có đủ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện, phân tích, đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý thủy sản. Vị trí việc làm sau khi ra trường của ngành này là rất rộng mở. Cụ thể:
-Các cơ quan quản lý ngành thủy sản như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tổng cục Thủy sản; Cục kiểm ngư; Vụ khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; BVNLTS;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Chi cục Biển đảo, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thị, UBND các phường xã;
– Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về thủy sản như các Trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp về thủy sản; Viện nghiên cứu thủy sản; Tổ chức bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh, thành phố; các dự án thủy sản trong nước và quốc tế của chính phủ và phi chính phủ;
– Quản lý thị trường giống, thức ăn, thuốc và chế phẩm sinh học thủy sản, kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản cho các doanh nghiệp thủy sản trong nước và nước ngoài; Cảng cá, cơ sở và dịch vụ hậu cần nghề cá;
– Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh thủy sản.
Với vai trò như vậy, việc công khai khung chương trình đào tạo là rất cần thiết. Dưới đây là Chương trình đào tạo đại học ngành Quản lý Thủy sản áp dụng cho khóa K52 và khung bắt đầu từ khóa K54.
Khung chương trình đào tạo đại học Khóa 52
View FullscreenKhung chương trình đào tạo đại học từ Khóa 54
View Fullscreen
Lê Tiến Hữu