Ngày 29/09/2023 đã diễn ra Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho nghiên cứu sinh Phạm Thị Phương Lan.
Tên Luận án: Nghiên cứu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) làm thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1970) tại Thừa Thiên Huế.
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 9620301
Tính cấp thiết của luận án
Cá chẽm (Lates calcarỉfer Bloch, 1790) phân bố tại nhiều nước Châu Á và được xem như loài cá có giá trị thương mại tại nhiều nước trên thế giới. Cá chẽm có khả năng thích nghi nhanh chóng về những thay đổi về độ mặn, và khả năng điều hòa thẩm thấu của cá chẽm cho phép có thể nuôi chúng ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Ruồi lính đen (Hermetia illucens) có khả năng phát triển sinh khối nhanh, giá trị dinh dưỡng cao đang được các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng làm nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn thủy sản. Chính vì vậy các nội dung nghiên cứu của luận án được hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở đánh giá cao về cả ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Với sự đồng ý 7/7 thành viên hội đồng đề nghị luận án tiến sĩ được bảo vệ cấp ĐHH.
Những điểm mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ và cơ bản về:
– Các cơ chất (thức ăn) nuôi ấu trùng ruồi lính đen như bã bia, bã đậu phụ, bã sắn, và hỗn hợp phối trộn của chúng đã cho biết bã đậu phụ phù hợp hơn cả (năng suất sinh khối và hàm lượng protein cao, và giá thành để tạo ra sinh khối ấu trùng rẻ) tại địa bàn Thừa Thiên Huế;
– Thành phần hoá học: vật chất khô, protein thô, chất béo thô, xơ thô và khoáng tổng số; thành phần axit amin, đặc biệt hàm lượng lysine và methionine và axit béo, đặc biệt axit béo thiết yếu linoleic và linolenic của ấu trùng cao khi nuôi bằng bã đậu phụ;
– Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu của bột ấu trùng nguyên mỡ và tách mỡ khi nuôi cá chẽm giống;
– Và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen ở dạng tươi và dạng bột khô trong khẩu phần ăn của cá chẽm giống nuôi trong môi trường có độ mặn 0‰ và 10‰.
Một số hình ảnh
Tin: NTHG, Ảnh: LMT