Ngành Quản lý thủy sản

KHOA: THỦY SẢN
NGÀNH: QUẢN LÝ THỦY SẢN

Mã ngành: 7620305 Chỉ tiêu tuyển sinh: Tuyển sinh theo nhóm ngành Thủy Sản
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055; Hotline 3: 0916.873.789
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; https://ts.huaf.edu.vn/
Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; Khoa Thủy sản
GIỚI THIỆU TÓM TẮT NGÀNH
Ngành Quản lý thuỷ sản (2018) tiền thân là ngành Quản lý Môi trường và Nguồn lợi Thủy sản (2008-2012), sau đó đổi thành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản (2012-2017). Sau 10 năm xây dựng và phát triển, hiện nay đội ngũ Giảng viên đạt 100% trình độ sau đại học. Ngành Quản lý Thủy sản là một ngành mới, ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về lĩnh vực quản lý Thủy sản với các lĩnh vực như Quản lý hoạt động nuôi trồng và dịch bệnh Thủy sản, Quản lý Khai thác Thủy sản, Quản lý Môi trường và Nguồn lợi Thủy sản…
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức:
– Hiểu biết về các nhóm sinh vật trong môi trường nước như các loài động, thực vật phù du, cá, giáp xác và động vật thân mềm… Hiểu biết các kiến thức về môi trường nước, khí hậu, hải dương, đa dạng sinh học và sinh thái thuỷ sinh vật;
– Nắm bắt được các phương pháp đánh giá, nghiên cứu và phân tích các đối tượng liên quan đến nghề cá như: phương pháp phân tích động thưc vật phù du, thân mềm, nhuyễn thể, thực vật sống chìm trong nước, các thông số lý hóa của môi trường nước, tính toán các chỉ số đánh giá chủng quần nghề cá và nguồn lợi thủy sản;
Khảo sát nền đáy và lập bản đồ độ sâu khu vực đầm phá
– Hiểu biết và có thể vận dụng để xây dựng và quản lý tổng hợp các chương trình quy hoạch, bảo tồn tài nguyên ven biển và đất ngập nước; áp dụng được một số kỹ thuật nuôi, quy trình sản xuất giống các đối tượng thuỷ sản: ngọt, lợ, mặn phục vụ cho công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi;
– Nắm bắt được các công cụ viễn thám trong phân vùng quản lý về môi trường và dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản và xây dựng các chương trình quan trắc môi trường và dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản.
– Hiêu và vận dụng một cách phù hợp các kiến thức về về quản lý nguồn lợi thuỷ sản, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và chế biến thuỷ sản cũng như quản lý chất lượng sản phẩm thuỷ sản tại Việt Nam.
Kỹ năng:
Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng)
– Có kỹ năng về quản lý. Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
– Có kỹ năng trong lĩnh vực sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ và kỹ thuật để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực quản lý thủy sản;
– Làm chủ kỹ thuật và công cụ hiện đại để nắm bắt được với sự phát triển của thị trường lao động;
– Có sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong lĩnh vực Quản lý thủy sản.
– So sánh và phân tích, cập nhật và dự đoán trong việc giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực quản lý thủy sản;
– Kỹ năng xây dựng, đánh giá và thực hiện kế hoạch và quản lý trong các lĩnh vực được đào tạo;
– Kỹ năng làm việc độc lập, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và tổng hợp ý kiến tập thể trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực được đào tạo.
Kỹ năng mềm
– Có khả năng tự chủ, hiểu biết văn hóa, làm việc theo nhóm, viết và phân tích báo cáo chuyên môn;
– Có khả năng học và tự học suốt đời, thích ứng với sự phức tạp của thị trường lao động, không ngừng cập nhật các kiến thức phương pháp hiện đại, nâng cao năng lực của cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn;
– Vận dụng được kỹ năng giao tiếp, tư vấn trong lĩnh vực khuyến ngư và quản lý thủy sản;
– Sử dụng được kỹ năng quản lý và lãnh đạo (điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp).
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Cơ hội làm việc trong khối Nhà nước
– Cơ quan Quản lý Thủy sản từ Trung ương đến địa phương như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục Thủy sản; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh; Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ở các tỉnh; Phòng Nông nghiệp ở các huyện, thành phố…
– Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp về lĩnh vực thủy sản.
– Nhà nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu Thủy sản (như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III).
– Nhà nghiên cứu tại các Khu bảo tồn biển quốc gia như Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Quảng Nam, Khu bảo tồn biển Lý Sơn – Quảng Ngãi, Khu bảo tồn biển Hồn Mun – Nha Trang…
Cựu sinh viên lớp QLNLTS khóa 46 (Nguyễn Thị Hồng Thúy, bên trái, hiện đang công tác tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm)
Cơ hội làm việc trong Khối tư nhân
– Kỹ sư (kỹ thuật quản lý khu nuôi hoặc nhân viên kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản) làm việc tại các tập đoàn, công ty thủy sản nước ngoài như Tập đoàn C.P (Thái Lan), Tập đoàn Uni-President (Đài Loan), Tập đoàn Tongwei (Trung Quốc), Công ty thủy sản Thăng Long (Đài Loan), Tập đoàn Grobest (Anh), Công ty thủy sản Việt Hoa (Trung Quốc), Công ty Cargill (Mỹ),…
– Kỹ sư (kỹ thuật quản lý khu nuôi hoặc nhân viên kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản) làm việc tại các tập đoàn, công ty thủy sản trong nước như Tập đoàn BIMGROUP, các công ty thủy sản: Trúc Anh, Toàn Cầu, Minh Phú, GreenVet, Việt Úc, Nam Miền Trung, Vibo, UV, Thanh Hương, Thành Hưng, Anh Việt, Thông Thuận, …
Hàng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản để tuyển dụng từ 200 đến 500 vị trí việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của ngành. Ngoài ra, khi bạn đang học năm thứ 3 của ngành Quản lý thuỷ sản; khi học xong kiến thức lý thuyết tại Nhà trường, sinh viên sẽ được gửi đi Đào tạo các công ty để trực tiếp tham gia vào hoạt động Quản lý trang trại Thủy sản; Công ty sẽ lo chỗ ăn ở và trả cho sinh viên mức lương thực tập sẽ được nhận 1,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nếu sinh viên làm tốt, thu được lợi nhuận cao, sinh viên tiếp tục được nhận khoảng 5-7% (tương đương khoảng 20-40 triệu đồng).
Cơ hội làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
Cộng tác viên cho các tổ chức phi chính phủ về các dự án nông nghiệp và thủy sản.
Xem thêm các cơ hội việc làm tại đây: https://www.facebook.com/truongvandan.khoathuysan.daihocnonglamhue/
THÔNG TIN KHÁC