Thông tin tuyển sinh ngành Nuôi trồng TS năm 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA: THUỶ SẢN

NGÀNH: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ NGÀNH

Ngành nuôi trồng thuỷ sản được thành lập vào năm 1994, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nay đội ngũ Giảng viên đạt 100% trình độ sau đại học; sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ về cơ sở vật chất; trung tâm thực hành thực tập; đào tạo gắn liền với thực tế. Ngoài ra Khoa thuỷ sản hiện đang có chương trình HỢP TÁC TRONG ĐÀO TẠO VỚI CÁC CÔNG TY TUYỂN DỤNG.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, thành phố Huế; Điện thoại: 02343536566

Facebook: https://www.facebook.com/truongdaihocnonglamhue/

https://www.facebook.com/groups/KhoaThuySan/learning_content/

Website:tuyensinh.huaf.edu.vn

https://ts.huaf.edu.vn/thumucbmnnts/nganh-hoc-nuoi-trong-thuy-san.html

THÔNG TIN NGÀNH

NHÓM MÔN XÉT TUYỂN

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

Tên chương trình đào tạo:

NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Tên tiếng Anh: AQUACULTURE
Mã ngành: 52.62.03.01
Loại hình đào tạo:  Chính quy
Thời gian đào tạo và số tín chỉ: 128
Chỉ tiêu tuyển sinh 2019: 300

1. Toán, Hóa, Sinh

2. Toán, Sinh, Tiếng Anh

3. Toán, Lý, Hóa

4. Toán, Hóa, Tiếng Anh

Chỉ tiêu tuyển sinh: 220

+ Kết quả thi THPT Quốc gia: 150

+ Xét kết quả học tập THPT: 70 chỉ tiêu chỉ tiêu

KỸ NĂNG – KIẾN THỨC

Kiến thức:

– Nắm được quy luật biến động của các yêu tố môi trường; có kiến thức quản lý môi trường; dịch bệnh; và cách sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản;

– Hiểu biết về các loại thức ăn; thành phần dinh dưỡng; yêu cầu và tập tính dinh dưỡng của các động vật thuỷ sản; phương pháp và hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản;

– Hiểu biết về các loại bệnh trên động vật thủy sản; các con đường truyền bệnh. Phương pháp nâng cao sức khoẻ động vật thuỷ sản; các biện pháp áp dụng để phòng và trị bệnh trên động vật thuỷ sản;

– Hiểu biết về thị trường; tiếp cận ngư nghiệp; hoạch toán kinh tế; tổ chức các hoạt động kinh doanh sản phẩm thuỷ sản.

Kỹ năng:

Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng)

– Vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tế được đào tạo để áp dụng vào thực tiễn sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong các bối cảnh khác nhau;

– Phân tích; tổng hợp; đánh giá dữ liệu; thông tin; tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch; tư duy logic, đưa ra các giải pháp và áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất giống và nuôi/trồng các đối tượng thuỷ sản theo hướng bền vững;

– Kỹ năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

– Kỹ năng quản lý và làm chủ kỹ thuật để vận hành tốt cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ.

Kỹ năng mềm

– Kỹ năng quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức; các vấn đề về đạo đức xã hội và ứng xử phù hợp trong từng tình huống trong công việc;

– Kỹ năng làm việc đọc lập và theo nhóm; chủ động, tự tin trong nghiên cứu và các hoạt động chuyên môn.

– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo; điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác.

– Kỹ năng giao tiếp; lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.

– Kỹ năng lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn cho cá nhấn nhóm, tập thể.

– Kỹ năng xác định được vấn đề nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu, tổ chức thực hiện, thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu;

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Hàng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản để tuyển dụng từ 200 đến 500 vị trí việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của ngành. Ngoài ra, khi bạn đang học năm thứ 3 của ngành Nuôi trồng thuỷ sản; khi học xong kiến thức lý thuyết tại Nhà trường, bạn sẽ được gửi đi Đào tạo các công ty để trực tiếp tham gia vào hoạt động Nuôi trồng thuỷ sản; Công ty sẽ lo chỗ ăn ở và trả cho sinh viên mức lương thực tập sẽ được nhận 1,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nếu sinh viên làm tốt mà thu được lợi nhuận cao, bạn tiếp tục được nhận khoảng 5-7% (tương đương khoảng 20-40 triệu đồng).

Kỹ sư chuyên ngành NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN sẽ làm việc ở các Công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thuỷ sản, cơ quan về thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Nông Nghiệp, Sở Nông nghiệp, Trung tâp Khuyến Nông-Lâm-Ngư, các Trường/Viện Thuỷ Sản.

Xem thêm các cơ hội việc làm tại đây: https://www.facebook.com/truongvandan.khoathuysan.daihocnonglamhue/

CÁC ĐỐI TÁC TUYỂN DỤNG

THÔNG TIN KHÁC

Môi trường đào tạo và liên kết trong đào tạo và tuyển dụng

Ngành nuôi trồng thuỷ sản được thành lập vào năm 1994, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nay đội ngũ Giảng viên đạt 100% trình độ sau đại học; sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ về cơ sở vật chất; trung tâm thực hành thực tập; đào tạo gắn liền với thực tế. Ngoài ra Khoa thuỷ sản hiện đang có chương trình HỢP TÁC TRONG ĐÀO TẠO VỚI CÁC CÔNG TY TUYỂN DỤNG. Nếu sinh viên có thành tích học tập tốt, hàng năm ngoài học bổng do nhà trường trao hàng tháng, bạn sẽ nhận được học bổng từ các Công ty tuyển dụng. Năm thứ 3 đại học bạn sẽ được thử thách tại Công ty trong thời gian 4 tháng được trả lương. Đến năm cuối làm luận văn tốt nghiệp sinh viên cũng có nhiều lựa chọn cho chủ đề thực tập yêu thích của mình, hoặc sinh viên sẽ đi thực tập tại các công ty nuôi trồng thuỷ sản; trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp sẽ được nhận lương hàng tháng của Công ty.

Thêm vào đó, sinh viên sẽ được sống và học tập trong một không khí hoạt động tập thể sôi động do Nhà trường tổ chức, giám sát thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ đội nhóm, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ tiếng Anh…hoạt động thường nhật trên khắp khuôn viên trường vào buổi tối với đầy đủ điều kiện tốt nhất về ánh sáng, âm thanh và an ninh trật tự. Ngoài các đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo (Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề), sinh viên còn có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục tại Thái Lan, thực tập nghề nghiệp tại Nhật Bản, Isarel,… theo các chương trình ký kết với trường Đại học Nông Lâm Huế. Sinh viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành nuôi trồng thuỷ sản và các ngành tương tự.