Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Cán bộ, giảng viên khoa Thủy sản

Địa chỉ liên lạc: 102 Phùng Hưng, Tp. Huế – Điện thoại: 0234.3536566; – Fax: 0234.3524923

Ban Chủ nhiệm khoa: 

Trưởng Khoa: PGS.TS. Lê Văn Dân

P. trưởng Khoa: TS. Nguyễn Ngọc Phước

P. trưởng Khoa: PGS.TS. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm

Đội ngũ cán bộ công chức:

Bộ môn Phó Giáo sư Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Thạc sĩ Kỹ sư Tổng
Cơ sở Thủy sản 3 1 1 4 1 10
Nuôi trồng thủy sản 1 1 2 5 0 9
Bệnh học Thủy sản 0 4 4 2 0 10
Quản lý Thủy sản 0 1 6 3 0 10
Tổng 4 7 13 14 1 39

Quá trình hình thành và phát triển:

Bộ môn Nuôi trồng thủy sản (NTTS) được thành lập tháng 5 năm1994, thuộc Khoa học Vật nuôi. Đến năm 2005, trước nhu cầu cấp thiết của thực tiễn xã hội, Đại học Huế đã quyết định thành lập Khoa Thủy sản với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao cho phát triển, đồng thời triển khai các nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản. Năm 2019 khoa có 39 người. Hiện nay khoa có 4 bộ môn có năng lực tốt và 2 trung tâm trực thuộc với nhiều trang thiết bị hiện đại để thực hiện tốt nhiệm vụ trên.

Hoạt động đào tạo:

ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC

Khoa Thủy sản đang đào tạo chương trình liên thông Cao đẵng lên Đại học ngành Nuôi trồng Thủy sản (1,5 năm).

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Khoa Thủy sản đảm nhận đào tạo ở bậc đại học gồm 03 ngành sau đây:

1. Nuôi trồng thủy sản, đào tạo kỹ sư hệ Đại học chính quy (4 năm) , hệ vừa học vừa làm (5 năm), văn bằng  2 (2 năm).

2. Bệnh học Thủy sản, đào tạo kỹ sư hệ Đại học chính quy (4 năm) , hệ vừa học vừa làm (5 năm), văn bằng  2 (2 năm).

3. Quản lý Thủy sản, đào tạo kỹ sư hệ Đại học chính quy (4 năm) , hệ vừa học vừa làm (5 năm), văn bằng  2 (2 năm).

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC (Thạc sĩ và Tiến sĩ)

Ngành Nuôi trồng thuỷ sản.

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC THEO DẠNG LIÊN KẾT

Qua hợp tác quốc tế khoa đã ký kết đào tạo thạc sĩ về Phát triển nguồn lợi thủy sản theo chương trình DelPHE với Trường đại học Stirling, Scotland và Đại học Nông nghiệp Bangladesh, bắt đầu tuyển sinh vào năm 2008. Bên cạnh đó, chương trình DelPHE sẽ tiếp tục tài trợ để tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở các nước Đông Nam Á.

Chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy 2 năm, bắt đầu đào tạo từ năm 2009 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009, với mã ngành 60.62.70. Hàng năm tuyển sinh 2 đợt vào tháng 3 và tháng 8. Đối tượng tuyển sinh bao gồm các ngành như sau:

Ngành đúng và phù hợp bao gồm: Nuôi trồng thủy sản, Ngư Y; Sinh vật; Động vật; Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản; Quản lý Thủy sản; Bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.

Các ngành gần như khoa học môi trường, chăn nuôi thú y, thú y và tốt nghiệp từ Đại học Huế, học viên chỉ cần bổ túc thêm 3 học phần (Sinh thái thủy sinh, sinh vật thủy sinh và ngư loại). Ngoài ra học viên tốt nghiệp đại học từ các ngành khác của Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Quảng Nam, Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Quảng Bình cần phải bổ túc thêm một số học phần (theo hướng dẫn của phòng Sau đại học).

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VÀ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

1. Kỹ thuật Nuôi tôm thấp triều

2. Kỹ thuật nuôi tôm cao triều

3. Kỹ thuật nuôi cá lồng nước ngọt

4. Kỹ thuật nuôi hỗn hợp các đối tượng lợ, mặn

5. Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể

6. Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản

7. Vệ sinh an toàn và thuốc thú y Thủy sản

8. Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản an toàn (GMP, BMP, CoC)

9. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản trong ao nuôi

10. Bảo vệ Môi trường và nguồn lợi Thủy sản dựa vào Cộng đồng, đồng quản lý và phân tích sinh kế

11. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá nước ngọt

12. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cho tôm

Hoạt động nghiên cứu khoa học:

Khoa đã có nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước độc lập, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở Đại học Huế về các lĩnh vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản; nghiên cứu và quản lý dịch bệnh; Quản lý môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và triển khai các hoạt động trao đổi thông tin để phục vụ chương trình phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo trong khu vực. Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ có khả năng chuyển giao cho thực tiễn sản xuất.

Trong những năm qua, CBCC Khoa Thủy sản đã thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp đạt kết quả tốt như:

– Nghiên cứu trữ lượng và phân bố Ngao dầu ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (2001-2002)

– Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo cá Dầy (2002-2003) – Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo cá Dìa (2002-2004)

– Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo tôm he rằn (2003-2004)

– Nghiên cứu tập tính dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá Rô phi đơn tính (2003-2004)

– Nghiên cứu sản xuất thức ăn tươi sống phục vụ nuôi trồng thủy sản (2003-2004)

– Nghiên cứu các đối tượng nuôi phù hợp trong hệ thống Pond – Fish (2004-2005)

– Nghiên cứu các mô hình quản lý nguồn lợi và phát triển nuôi trồng ở Cù Lao Chàm, Quảng Nam (2005-2006)

– Chương trình phát triển nuôi các đối tượng mặn, lợ ở vùng đầm phá Tam Giang, phối hợp với Viện NC Nam Úc, Viện NC NTTS I, Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế và dự án IMOLA/FAO (2006-2009)

– Nghiên cứu các đối tượng nuôi kết hợp ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (2006-2007)

– Nghiên cứu bệnh Ốc hương (2005-2007)

– Nghiên cứu bệnh cá Mú giai đoạn con giống (2005-2008)

– Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa và tập tính dinh dưỡng của cá rô phi và cá trê lai (2006-2009)

– Nghiên cứu các chất hữu cơ lắng đọng trầm tích trong ao nuôi (2006-2009) – Xây dựng chương trình bảo tồn biển cho đào Cồn Cỏ (2006-2010)

– Nghiên cứu các bệnh nấm và ký sinh trùng ở tôm sú (2006-2010)

– Nghiên cứu các loài xâm nhập và cạnh tranh với các loài bản địa (2006-2010) – Nghiên cứu thành công chế phẩm Steroids thử nghiệm sinh sản nhân tạo cho cá lóc và cá rô đồng ở tỉnh Quảng Bình – Đề tài cấp tỉnh năm 2007-2009.

– Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm từ Steroids kích thích sinh sản nhân tạo cho cá (2002 -2007) – Đề tài cấp bộ Giáo dục – Đào tạo năm 2008-2009.

– Nghiên cứu Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Bokashi trầu ứng dụng cho vùng nuôi tôm an toàn ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2009-2010) – Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước độc lập.

– Nghiên cứu chất chiết từ tỏi để phòng trừ dịch bệnh cho động vật thủy sản – Đề tài cấp bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009-2010 .

– Nghiên cứu đặc tính sinh học và quy trình sinh sản nhân tạo cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps) ở Thừa Thiên Huế. Đề tài cấp bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010-2011.

– Nghiên cứu giải pháp thu vớt và ương nuôi cá chình giống ở các cửa sông tỉnh Quảng Bình – Đề tài cấp tỉnh năm 2008-2010.

Các chương trình đào tạo khuyến ngư và chuyển giao đã và đang thực hiện như:

– Chương trình mục tiêu, phối hợp với hội Nông dân Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Kỹ nghệ thực hành TT Huế.

– Chương trình đào tạo khuyến ngư ở địa bàn các tỉnh Trung Trung bộ.

– Chương trình tập huấn kỹ thuật và kế hoạch và quản lý kinh doanh cho 33 xã dân cư ven phá Tam Giang theo hỗ trợ của dự án IMOLA/FAO.

– Xây dựng hệ thống các trung tâm thúc đẩy các hoạt động đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Promtion Centres)

Cùng với các hoạt động NCKH, khoa đã tham gia hướng dẫn và tư vấn cho phát triển Thủy sản ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk và Cà Mau. Nhiều chương trình và hoạt động về nâng cao năng lực, xây dựng phát triển nguồn nhân lực cho Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường thủy sản đã được cán bộ khoa hỗ trợ, giúp đỡ và tư vấn.

– Sản xuất các giống thủy sản như cá rô đồng, trê lai, lóc, trắm trôi mè chép được sản bằng việc ứng dụng steroid C21 có chất lượng; giống tôm rằn bản địa, cá dầy.

– Chế phẩm sinh học Bokashi – trầu có ứng dụng cao, tốt và phổ biến ở nhiều nơi, sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ Việt Nam:Nhãn hiệu hàng hóa: 180499, Quyết định số: 10914/QĐ-SHTT, ngày 05/3/2012; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: Số 15479, Quyết định số: 6975/QĐ-SHTT, ngày 18/04/2011; Giải pháp sáng chế: MS1-2010-02140. Nguyễn Quang Linh và Nhóm nghiên cứu.

Nếu ai cần thử nghiệm liên lạc theo số ĐT: 054.3536566, gặp cô Huệ Trợ lý Khoa hoặc số: 0908397551 gặp cô Vân Trưởng B/m Bệnh thuỷ sản

– Khảo sát và xây dựng 02 Khu bảo tồn biển: Hải Vân – Sơn Chà (Thừa Thiên Huế) và Ba Mùn (Quảng Ninh).

Hoạt động hợp tác quốc tế:

Khoa Thủy sản có quan hệ hợp tác với nhiều trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Hiện Khoa đang thực hiện các dự án, đề tài hợp tác với trường Đại học Nippon (Nhật Bản); Đại học Queensland, Đại học Adelaide, Viện Nghiên cứu Nam Úc (Úc); Đại học Utrech và Đại học Wageningen, Hà Lan; Đại học Bách khoa Marche, Ancona, Ý; Đại học Tổng hợp Portland và Viện NC Công nghệ và Môi trường biển Smithsonian, Mỹ; Viện NC biển, ĐH Auckland, NewZealand; Viện Nghiên cứu Thủy Sản I, III; Viện Hải Dương Học Nha Trang; các Sở Thủy sản, sở Khoa học và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường thuộc các tỉnh miền Trung; Dự án IMOLA/FAO…

Từ năm 2008, khoa được tổ chức Rosa- Luxemburg (CHLB Đức) tài trợ xây dựng các hoạt động Phát triển Thủy sản và Cộng đồng ở các tỉnh miền Trung. Đồng thời với các hoạt động này, tổ chức RLS sẽ giúp khoa nâng cao năng lực về đào tạo nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế và thương mại thủy sản, phát triển cộng đồng ngư dân.. . Ngoài ra, trong những năm 2007-2009, khoa tiêp tục mở rộng quan hệ với các trường đại học ở Mỹ như Trường đại học Alaska Anchorage, đại học Nam California, đại học Massachusetts. Thông qua quan hệ hợp tác, cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy của Khoa được tăng cường, đặc biệt, đội ngũ CBCC của Khoa không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao năng lực.

Hoạt động chuyển giao công nghệ:

Khoa có nhiều hoạt động tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu bệnh thuỷ sản, quy hoạch vùng nuôi và sản xuất Nông–Lâm–Thủy sản, phát triển nông thôn, các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Lĩnh vực tư vấn gồm các bộ phận: hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình nuôi an toàn và thích ứng. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ NTTS và xây dựng nguồn nhân lực, phát triển cộng đồng cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và cả Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ HỖ TRỢ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN

Hiện tại, Khoa Thuỷ sản hoạt động trên 2 lĩnh vực chính: Tư vấn khoa học kỹ thuật công nghệ và phát triển thủy sản

1. Lĩnh vực tư vấn

a) Hoạt động tư vấn

Khoa Thuỷ sản có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và hoạt động tư vấn cho các dự án PTNT, bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nghiên cứu bệnh thuỷ sản được tài trợ bởi các tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ) tại miền Trung và Tây Nguyên. Lĩnh vực tư vấn gồm các bộ phận: Hỗ trợ kỹ thuật, Đào tạo, tập huấn – Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ NTTS và các hoạt động thông tin khác.

• Hỗ trợ kỹ thuật

Khoa Thuỷ sản đã và đang triển khai công tác hỗ trợ kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản và nghiên cứu và quản lý dịch bệnh thuỷ sản cho 7 dự án được tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau ở 12 xã của 7 huyện chủ yếu ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Các hoạt động chủ yếu của dự án là: Xây dựng năng lực cho cộng đồng; Phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và quản lý dịch bệnh thuỷ sản và xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở khu vực Bình Trị Thiên.

Một số dự án được Khoa Thuỷ sản hỗ trợ về kỹ thuật đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người hưởng lợi, cuộc sống của họ từng bước được cải thiện (dự án IDRC, NAV, IMOLA, ADB, WB, CARD, AUSAID). Một số hộ vay vốn của dự án để phát triển sản xuất không những đã đủ ăn mà bước đầu còn có tích lũy hoặc tái sản xuất mở rộng.

• Giám sát và đánh giá dự án

Khoa Thuỷ sản thường xuyên tổ chức các đợt giám sát, đánh giá, bao gồm đánh giá giữa kỳ và đánh giá khi kết thúc dự án như các dự án Finland ở Quảng Trị, dự án IFAD Quảng Bình, Hà Tỉnh, Dự án Finland ở Thừa Thiên Huế. Hoạt động này đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về kết quả, hiệu quả cũng như những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện cho tất cả các bên tham gia dự án. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn dự án ở các giai đoạn tiếp theo

• Lập kế hoạch tiểu dự án có sự tham gia của cộng đồng

Khoa Thủy sản đã giúp cho nhiều chương trình/dự án lớn trong việc hoạch định hoạt động của các tiểu dự án (chủ yếu của cấp xã). Đồng thời, cung cấp các dịch vụ và tư vấn cho ban quản lý dự án các cấp để thực hiện thắng lợi các chương trình/dự án lớn đã được đầu tư. Xây dựng các khung kế hoạch, đánh giá các hoạt động và thực hiện kế hoạch, xây dựng các khung thể chế cho các hoạt động đồng quản lý ở các vùng ven biển, vùng đất ngập nước…

Các cán bộ của Khoa đã hoạt động rất nhiệt tình, tích cực tìm các biện pháp thích hợp để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật một cách có hiệu quả. Hầu hết các tiến bộ kỹ thuật này đều được người dân chấp nhận và áp dụng.

b) Hoạt động đào tạo ngắn hạn và nghiên cứu

Trong những năm qua Khoa thuỷ sản đã tổ chức hàng trăm khóa đào tạo ngắn hạn (5 đến 10 ngày) cho hàng trăm học viên để phục vụ cho chương trình PTNT và xóa đói giảm nghèo của các điạ phương và các tổ chức quốc tế trong khu vực. Các nội dung đào tạo chủ yếu gồm: kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, Kỹ thuật chẩn đoán và nghiên cứu bệnh thuỷ sản, Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản, Những kiến thức cơ bản về Bệnh học thuỷ sản, Bảo vệ môi trường nuôi, nguồn lợi thủy sản.

Khoa Thuỷ sản đã tiến hành một số nghiên cứu về: Bệnh trên cá nước ngọt, nước mặn, giáp xác, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc thực vật trong điều trị bệnh thuỷ sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, …”. Đặc biệt các hoạt động tập huấn và kết hợp xây dựng mô hình nuôi cso hiệu quả, hạn chế rủi ro bệnh dịch và ô nhiễm môi trường nuôi ở các thủy vực khác nhau: Tam Giang – Cầu Hai ở Thừa Thiên Huế; Ven biển Quảng Trị; Vùng hồ đập Tây Nguyên.. Nói chung, công tác đào tạo và nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý và người hưởng lợi của dự án, góp phần thực hiện thành công các dự án đã được đầu tư.

c) Hoạt động thông tin

Khoa Thuỷ sản đã tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, Hội nghị, các chuyến tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ dự án của các tổ chức khác nhau trong khu vực.

Xây dựng các mô hình sản xuất và dùng mô hình để tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ nhằm nhân rộng ra sản xuất theo phương pháp “nông dân chuyển giao cho nông dân”. Khoa có trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu bệnh thuỷ sản. Có một phòng tư liệu cho học sinh và nông dân với khoảng 500 đầu sách về quy trình nuôi, cẩm nang nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm sú, tôm thẻ, nhuyễn thể và cách phòng trừ bệnh trên các đối tượng thuỷ sản. Ngoài ra, khoa có hệ thống ghi nhận và truyền tải thông tin thôn qua các phương tiện thông tin công cộng phát thanh phổ biến kỹ thuật và định hướng nghề nuôi cho các nông dân nghèo ven biển đầm phá.

Nhiều mô hình đã và đang được quảng bá rộng rãi đến các vùng dân nghèo và các vùng ven biển như Mô hình sanctuary bảo vệ nguồn lợi; mô hình nuôi tôm an toàn; mô hình nuôi kết hợp các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế….

d) Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực

Khoa có đội ngũ cán bộ có khả năng xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đào tào nguồn nhân lực trong các lĩnh vực Nông Lâm Ngư cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và tiếng Anh chuyên ngành. Trong những năm qua, khoa đã mở ra các cơ hội để các cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản có khả năng tiếp cận để đào tạo cao hơn, học thêm tiếng Anh, cơ hội tham gia các Hội thảo Quốc tế, Hội thảo trong nước và các hoạt động thủy sản khác về kỹ thuật nuôi, công nghệ nuôi, kinh tế và thương mại thủy sản, bảo vệ nguồn lợi, lựa chọn hệ thống và vùng sinh thái nuôi bền vững….

2. Lĩnh vực Phát triển

Bộ phận phát triển cộng đồng có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chương trình/dự án phát triển mà hiện nay chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt các tỉnh ven biển có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khoa đã tổ chức nhiều đợt điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA, RRA) phân tích SWOT, các khung thể chế, khung Zeni-Mark.. ở nhiều xã, chủ yếu của 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Đồng thời, khoa tổ chức các hoạt động về tư vấn NTTS ở nhiều nơi Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và cả các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk. Kết quả của các đợt điều tra và tư vấn là cơ sở để xây dựng các dự án nhằm góp phần giúp cho việc phát triển các cộng đồng nghèo trong khu vực và Trung bộ, Tây Nguyên. Do tôn trọng sự tham gia của cộng đồng nên hầu hết các dự án do Khoa xây dựng đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do vậy, việc triển khai thực hiện các dự án đều thuận lợi và được cán bộ và nhân dân địa phương nhiệt tình ủng hộ. Các dự án đều phát huy được hiệu quả đúng như mục đích ban đầu đã đặt ra.

Các hoạt động tư vấn đã thực hiện ở các tỉnh miền Trung trong 3 năm gần đây:

– Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển thủy sản ở Đắk lắk

– Xây dựng vùng nuôi an toàn dựa vào cộng đồng ở Thừa Thiên Huế và Cà Mau

– Xây dựng nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk

– Xây dựng chiến lược phòng chống HIV cho cư dân ven biển

– Tăng cường năng lực quản lý nghề cá

– Tăng cường năng lực quản lý nghề cá Đắk Lắk

– Tăng cường năng lực quản lý nghề cá về xây dựng các văn bản quy phạm

– Phát triển NTTS bền vững ở Đắk Lắk

– Nâng cao nguồn nhân lực nghề cá Việt Nam

– Nâng cao nguồn nhân lực nghề cá Đắk Lắk

– Phát triển NTTS bền vững ở Thừa Thiên Huế

– Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho cư dân vạn chài tỉnh Thừa Thiên Huế

– Phát triển cộng đồng cư dân ven phá Thừa Thiên Huế trong việc bảo vệ nguồn lợi TS và quy hoạch vùng nuôi an toàn và xây dựng vùng nuôi an toàn

– Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất cho các thành phần nhà nước và tư nhân với những mục tiều và cách tiếp cận sau: – Sử dụng nguồn lực- Hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế- Sản lượng, việc làm và tiêu thụ sản phẩm”

– Khảo sát đánh giá các mô hình dịch vụ ương giống vừa và nhỏ”

– Lựa chọn và thực hiện các giải pháp nuôi trồng thủy sản giảm thiểu rủi ro thông qua các thử nghiệm tại cơ sở nuôi (mô hình)

– “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các chương trình, kế hoạch sản xuất giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh Bình Định”.

– Xây dựng sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo khai thác ven bờ thích ứng với biến đổi khí hậu

– “Hỗ trợ xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi lươn tại huyện Tuy Phước, nuôi lồng cá bống tượng tại huyện Vĩnh Thạnh cho các nông hộ nghèo ở Bình Định “

– “Khảo sát đánh giá tình hình nuôi tôm chân trắng ở đầm phá Thừa Thiên Huế và đưa ra những đề xuất”.

– Bắt đầu phát triển của cộng đồng an toàn cho các khu vực nuôi trồng thủy sản trong 2 vùng ở Cà Mà và Thừa Thiên Huế.

Khoa Thủy sản