GIỚITHIỆU

Thông tin chung về hoạt động đào tạo và cơ sơ vật chất của ngành Quản lý Thủy sản, khoa Thủy sản, đại học Nông Lâm (đại học Huế).

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Đến với ngành Quản lý Thủy sản, trường đại học Nông Lâm Huế,các bạn sinh viên sẽ được học tập ở các giảng đường đẹp và xanh, máy móc thiết bị đầy đủ, hệ thống internet phủ rộng khắp toàn trường. Bên cạnh đó, ngành Quản lý Thủy sản còn có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các bạn sinh viên. Khoa hiện có 8 phòng thí nghiệm tại trường đại học Nông lâm và 1 trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thủy sản ở Phú Thuận. Hệ thống phòng thí nghiệm tại trường đại học Nông Lâm Huế với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầy đủ giúp sinh viên có thể thực hành sau các học phần lý thuyết. Các bạn sinh viên có thể làm quen với công tác nghiên cứu khoa học với các thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp ở các phòng thí nghiệm của Khoa ngay khi bước chân vào trường. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng có thể thực tập nuôi tôm, cá công nghệ cao tại hệ thống ao nuôi có lót bạt tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Phú Thuận với 5 ha diện tích nuôi lợ, mặn. Chính vì vậy, nắm vững lý thuyết, thành thạo thực hành, năng động, tự tin và rất nhiều tố chất khác các bạn sinh viên Quản lý thủy sản có được sau khi ra trường.

Với kinh nghiệm từ 10 năm đến hơn 30 năm trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, cán bộ giáo viên bộ môn Cơ sở và Quản lý thủy sản luôn mang đến những tiết học lý thuyết và thực hành truyền tải một cách sinh động, dễ hiểu các nội dung giảng dạy góp phần giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức. Bên cạnh giảng dạy lý thuyết, trong chương trình giảng dạy ngành Quản lý thủy sản được thiết kế 01 học phần Tiếp cận nghề giúp sinh viên tiếp cận và làm quen dần với nghề nghiệp; 01 học kỳ trong doanh nghiệp tại các Tập đoàn, công ty thủy sản hàng đầu như Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Tập đoàn BIM Việt Nam, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Thông Thuận, Công ty TNHH thủy sản Toàn Cầu, Công ty cổ phần UV Việt Nam, các đợt rèn nghề nâng cao tại các khu bảo tồn biển, khu vực biển, đầm phá ven bờ giúp sinh viên nâng cao tay nghề trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, quản lý thủy sản, mở rộng cơ hội học hỏi và tăng cường sự kết nối giữa Doanh nghiệp – Nhà trường – Sinh viên; 01 học kỳ thực tập cuối khóa giúp sinh viên bước đầu làm quen, triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phân tích xử lý số liệu và hoàn thành báo cáo khoa học cuối khóa (Báo cáo tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp).

Rừng ngập mặn Rú Chá

Điểm thực hành, thực tập hoàn hảo cho các bạn sinh viên ngành Quản lý Thủy sản.

Khám phá khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà

Thế giới đại dương của san hô, cỏ biển đang vẫy chào các bạn.

Tìm hiểu thế giới động vật thủy sản

Những buổi thực hành thú vị với những khám phá bất ngờ về bí mật các loài hải sản mà bạn chưa bao giờ biết.

Trung tâm thực hành thủy sản Phú Thuận

Nơi tốt nhất, gần nhất để khởi nghiệp nghề quản lý nuôi trồng thủy sản.

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Phòng thí nghiệm công nghệ cao của Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm đáp ứng các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực cơ sở và quản lý thủy sản nhằm phục vụ tốt cho công tác đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và thực hành thực tập. Hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu hiện đại và đồng bộ bao gồm máy nghiền kiểu rung, máy thu và đo các chỉ tiêu nước, GPS, tủ sấy vô trùng, máy chưng cất nước 2 lần, lò nung, cân phân tích, máy đo cường độ LIC, máy quang phổ kế, hệ thống VTRO, tủ cấy vô trùng, kính hiển vi chụp ảnh. 

Phòng trưng bày mẫu vật của Bộ môn CS và QLTS được thành lập nhằm tạo một khu vực đẹp, đặc sắc và độc đáo dành cho tham quan mẫu vật, xem các dụng cụ chuyên dụng được sử dụng trong sinh học biển tìm hiểu thông tin chung về ngành.  Điểm nhấn của phòng gồm hệ thống mẫu vật san hô, động vật hai mảnh vỏ, thân mềm rất có giá trị được thu thập từ các nghiên cứu trước đây của các thành viên bộ môn ở khắp các vùng biển, đảo trên cả nước. Những bộ đồ lặn biển cùng những tấm poster trang trí khắp phòng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người xem để có một  góc nhìn khá tổng quan về ngành QLTS và sinh học biển. Từ đó khơi gợi niềm đam mê khám phá biển và môi trường biển nước ta và thế giới cho các em sinh viên.

NHÂN SỰ

Bộ môn Cơ sở và Quản lý thủy sản với đội ngũ cán bộ giảng viên gồm 14 người, trong đó có 01 phó giáo sư, 06 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh, 04 thạc sỹ và 01 kỹ sư. Đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo tại các Trường Đại học và Viện nghiên cứu có uy tín, chất lượng cao ở trong và ngoài nước.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của bộ môn Cơ sở và Quản lý thủy sản hiện đang có nhiều hướng nghiên cứu chuyên môn liên quan đến hoạt động giảng dạy gồm các lĩnh vực nghiên cứu sau: Di truyền chọn giống và sản xuất giống cá; Dinh dưỡng và thức ăn trong NTTS, môi trường và biến đổi khí hậu liên quan đến lĩnh vực thủy sản, nuôi trồng và ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng và sản xuất giống; Hóa sinh và Công nghệ sinh học môi trường liên quan thủy sản; Đa dạng sinh học thủy sinh vật Quản lý tài nguyên; Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý nguồn lợi thủy sản; Nuôi trồng thủy sản và quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản; Ứng dụng mã nguồn mở trong giáo dục; Viễn thám màu hải dương; Kinh tế nghề cá; Hệ thống nuôi trồng thủy sản; Quản lý nguồn lợi và hậu cần nghề cá.