Ngành Bệnh học Thủy sản

KHOA: THỦY SẢN
NGÀNH: BỆNH HỌC THỦY SẢN

Mã ngành: 7620302 Chỉ tiêu tuyển sinh: Tuyển sinh theo nhóm ngành Thủy Sản
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055; Hotline 3: 0916.873.789
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; https://ts.huaf.edu.vn/
Facebook: Trường Đại học Nông Lâm;
GIỚI THIỆU TÓM TẮT NGÀNH
– Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế được xác định là Trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng cao về Nông, Lâm, Ngư nghiệp. Năm 2016, lần đầu tiên Nhà trường đưa ngành Bệnh học thủy sản vào tuyển sinh với Mã ngành: 7620302.
– Ngành Bệnh học thuỷ  sản  thực tế là tiền thân của chuyên ngành Ngư Y (nằm trong ngành Nuôi trồng thủy sản) do Bộ môn Bệnh thủy sản trực thuộc khoa Thủy sản đào tạo từ năm 2007. Sau 12 năm đào tạo với gần 600 kỹ sư ngành Bệnh học thuỷ sản với tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường đạt 100%, điều này đã thể hiện được vai trò quan trọng của ngành  Bệnh học thuỷ sản trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm hiện nay.
– Trải qua hơn 13 năm thành lập (2005-nay), với đội ngũ giảng viên cơ hữu 5 PGS, 11 Tiến sĩ, 11 nghiên cứu sinh và 16 Thạc sĩ, bộ môn Bệnh thủy sản và khoa Thủy sản đã và đang đào tạo cho thị trường lao động những kỹ sư thực sự có chất lượng, chuẩn về kiến thức – kỹ năng – thái độ với tỷ lệ có việc làm sau ra trường là 100%
– Hệ thống phòng thí nghiệm nghiên cứu bệnh thuỷ sản tại khoa được xây dựng, phát triển, và trang bị những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên, học viên cao học và sinh viên ngành Bệnh học thuỷ sản.
– Trong chương trình học của sinh viên ngành Bệnh học thuỷ sản, ngoài giảng dạy lý thuyết trên giảng đường, sinh viên sẽ được học tập nâng cao tay nghề, rèn luyện kỹ năng về ngành nghề thông qua các đợt thực tế, dã ngoại, thực hành thực tập, đặc biệt là quá trình liên kết đào tạo với các doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động này, sinh viên sẽ được nâng cao các kỹ năng về ngành Bệnh học thuỷ sản cũng như các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình… và sẽ là hành trang tốt cho sinh viên khi vào đời.
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

1. Kiến thức
– Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; nắm vững kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực bệnh học thủy sản để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến ngành bệnh học thủy sản.
– Nhận biết, phân loại được một số đối tượng nuôi thủy sản chính, động vật đáy, động vật phù du và thực vật phù du có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng được những kiến thức này trong sản xuất giống và nuôi các loài động vật thủy sản, quản lý sức khỏe và chẩn đoán nhanh bệnh ở động vật thủy sản.
– Vận dụng được những kiến thức về bệnh học thủy sản để nhận diện được quy luật phát sinh, phát triển của một số bệnh thủy sản phổ biến. Thực hiện được các phương pháp chẩn đoán bệnh lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Phân tích và áp dụng được phương pháp sử dụng thuốc trong phòng và trị bệnh thủy sản.
– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
– Có trình độ Anh văn B1 (bậc 3/6) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

2. Kỹ năng

– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành bệnh học thủy sản trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực bệnh học thủy sản; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.
– Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành bệnh học thủy sản; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
– Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động về bệnh học thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản. Có kỹ năng về tổ chức quản lý điều hành hoạt động quản lý và phòng trừ dịch bệnh thủy sản.
– Kỹ năng giao tiếp xã hội, thuyết trình trước đám đông và làm việc nhóm.

CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
– Nhà trường đã hợp tác chặt chẽ với hơn 100 doanh nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, tuyển dụng và xúc tiến cơ hội việc làm. Hằng năm, Nhà trường luôn tổ chức Ngày hội việc làm và có các văn phòng tuyển dụng trong suốt cả năm với quy mô trên 50 doanh nghiệp để tạo điều kiện sinh viên ra trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
– Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Bệnh học thủy sản, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực:
+ Trong các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực Bệnh thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan quản lý thú y thủy sản từ cấp Bộ, tỉnh, huyện và cấp xã).
+ Trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Bệnh học thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản.
+ Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành Bệnh hoc thủy sản.
+Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý bệnh học thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản.
+ Trong các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực Bệnh thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan quản lý thú y thủy sản từ cấp Bộ, tỉnh, huyện và cấp xã)
+ Trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Bệnh học thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản.
+ Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành Bệnh hoc thủy sản.
+ Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý bệnh học thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản
THÔNG TIN KHÁC
1. Phóng sự: Đào tạo nhân lực cho lĩnh vực Nông Nghiệp: “Cung chưa đủ cầu”
2. Cẩm nang định hướng nghề nghiệp
3. Sức hút và cơ hội việc làm của các ngành “Nông – Lâm – Ngư nghiệp” tại miền Trung, Tây Nguyên và cả nước
4. Nghịch lý khối ngành nông – lâm – ngư: Việc nhiều, người học ít
5. Thông tin tuyển dụng các ngành
6. Doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp